Xs Kon Tum

Thu quỹ phụ huynh trên nguyên tắc tự nguyện đóng góp theo khả năng, nhưng thực tế, tại nhiều lớp học thế giới phương tây

【thế giới phương tây】Tranh cãi dẹp bỏ 'hội phụ thu' đội lốt Ban đại diện cha mẹ học sinh

Thu quỹ phụ huynh trên nguyên tắc tự nguyện đóng góp theo khả năng,ãidẹpbỏhộiphụthuđộilốtBanđạidiệnchamẹhọthế giới phương tây nhưng thực tế, tại nhiều lớp học, Ban đại diện cha mẹ học sinh lại chia trung bình theo số lượng phụ huynh theo kiểu "chia đều, nộp đủ". Điều đó tạo nên một bất cập khi trong một lớp, phụ huynh giàu hay nghèo cũng đều phải đóng quỹ như nhau, gây áp lực cho những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn khi luôn phải căng mình chạy theo số phụ huynh khá giả. Câu hỏi đặt ra là có nên tiếp tục duy trì Hội phụ huynh hay không?

Đánh giá vai trò và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh không tương xứng với kỳ vọng ban đầu, độc giả Daihungcho rằng nên dẹp bỏ: "Tôi cũng có các con học trường công, nên rất hiểu hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các khoảng đóng góp tự nguyện. Bản thân tôi cũng từng góp mặt trong Ban đại diện phụ huynh của lớp con mình. Tôi cho rằng nên dẹp bỏ Ban này, đồng thời cấm luôn việc vận động phụ huynh đóng góp tiền. Những phụ huynh giàu, muốn đóng góp nhiều cho con được hưởng các tiện nghi cao cấp xin mời sang trường tư, trường quốc tế. Không thể bắt các phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn cũng phải bỏ tiền mua sắm đủ thứ".

Đồng quan điểm, bạn đọc Minh Tuấnnhấn mạnh: "Tôi thấy thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng chẳng để làm gì (nhất là với học sinh cấp hai ,ba). Ban này chỉ toàn là chỗ để các giáo viên và nhà trường tận dụng, thu hộ các khoản ngoài quy định. Giờ chuyển đổi số rồi, nhà trường cần thu gì theo quy định thì phụ huynh chỉ cần chuyển khoản là xong, ai có điều kiện, nhu cầu ủng hộ hơn thì cũng có thể chuyển khoản vào một tài khoản riêng và được công khai thu chi rõ ràng là được".

"Đã đến lúc phải đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta lại cần Hội phụ huynh học sinh rồi lại suốt ngày họp hành, kêu gọi đóng góp và phát sinh tiêu cực? Trường đã có quỹ từ ngân sách giáo dục rót xuống và tiền học phí của học sinh. Vậy tại sao năm nào cũng khóc than không đủ rồi kêu gọi phụ huynh 'tự nguyện' hỗ trợ đóng góp cho trường thông qua Hội phụ huynh. Tôi sống ở Canada và chẳng bao giờ thấy Hội phụ huynh nào mà mọi chuyện vẫn ổn", độc giả Duong Donói thêm.

Cùng chung suy nghĩ, bạn đọc Đìnhủng họ dẹp bỏ Hội phụ huynh: "Họp đầu năm, chưa ai biết ai, giáo viên chủ nhiệm tự giới thiệu chị A, anh B nào đó để làm Hội trưởng phụ huynh của lớp. Sau đó, vị Hội trưởng này lên phát biểu nào là lương giáo viên thấp, nào là trường thiếu kinh phí, nên đề nghị tất cả phụ huynh trong lớp đóng một khoản tiền để trang bị, sửa sang phòng... Năm nào cũng như năm ấy, những chuyện tự thu tự chi như trên cũng diễn ra như vậy. Xã hội lên tiếng, báo chí phản ánh nhiều, nhưng việc lạm thu vẫn công khai như thách thức dư luận. Hiệu trưởng chắc chắn phải biết rõ việc lạm thu này, nhưng Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố có theo dõi và xử lý đến nơi đến chốn không?

>> 'Phụ huynh giàu chi phối quỹ lớp'

Trong khi đó, với quan điểm trái chiều, độc giả Minh Minh lại có cái nhìn khác về vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh:"Trước hết, xin khẳng định là Hội phụ huynh không ăn chặn, tư túi gì tiền quỹ lớp. Ai từng làm trong Ban đại diện cha mẹ học sinh rồi thì sẽ thấy đủ thứ cần chi. Hội phụ huynh thường phải thu vén mới đủ chứ không phải vung tiền quá trán như nhiều người vẫn nghĩ. Nhiều khi họ còn phải tự bỏ thêm tiền để các con được vui vẻ trọn vẹn".

Cũng ủng hộ hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh và sự tồn tại của quỹ phụ huynh, bạn đọc Quc Bophân tích: "Tổ chức nào mà chẳng cần phải có quỹ. Một lớp học muốn có nhiều hoạt động phục vụ học tập như in ấn tài liệu, hỗ trợ học sinh khó khăn, thiên tai, tai nạn, phong trào văn hóa văn nghệ, phục vụ các hoạt động đền ơn đáp nghĩa khác... Thầy cô dạy ở trường công đâu có gì ngoài lương nhưng lâu lâu cũng phải ủng hộ nhiều khoản như quỹ khuyến học, học sinh khó khăn bệnh tật tai nạn, thiên tai... chẳng lẽ cả lớp trơ mắt, phụ huynh trơ mắt không mua sắm, ủng hộ gì?".

"Tôi là Hội trưởng phụ huynh bốn năm nay có vài ý kiến như sau: Tôi thấy đúng là một số Ban đại diện cha mẹ học sinh hay tìm cách thu quỹ kiểu tận thu, ép buộc phụ huynh phải đóng nhiều khoản vô lý. Nhưng không phải ở đâu cũng vậy. Riêng lớp con tôi, chúng tôi thống nhất đóng quỹ lớp một năm 300.000 đồng, trích về quỹ của trường là 50.000 đồng mỗi học sinh một năm, còn lại để trả tiền điện điều hòa cho các con, tổ chức 1/6, Trung thu và những hoạt động tập thể khác như thăm hỏi học sinh ốm đau. Cuối năm, chúng tôi trích quỹ mua cho tất cả học sinh ít sách vở làm phần thưởng. Còn thừa thì để đến năm tiếp theo.

Căn bản, quỹ lớp cứ minh bạch, dù chi 1.000 đồng cũng phải rõ ràng, nên các phụ huynh trong lớp con tôi luôn thấy tin tưởng và thực sự ủng hộ. Có những việc đột xuất, phụ huynh trong lớp còn chung tay tự nguyện ủng hộ thêm không lấy vào quỹ lớp, nên tôi thấy việc này phụ thuộc vào trách nhiệm của Ban đại diện phụ huynh. Cứ thu chi hợp lý và minh bạch thì ai cũng ủng hộ thôi", độc giả Chung Pham Quangnhấn mạnh.

Thành Lêtổng hợp

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap