Cây quế thần bí ẩn
Núi Thiên Bút gắn với nhiều truyền thuyết,íẩnthápChămtronglòngđấtThápcổnúithiê789bet asia giai thoại. Câu chuyện cảm động Cây quế thần và người phu xe nghèonhắc đến cây quế bí ẩn đâu đó trên đỉnh Thiên Bút. Có người phu xe nghèo khó sống dưới chân núi được thần linh ban cho chiếc lá quế vàng đem về làm thuốc, chữa căn bệnh hiểm nghèo của bà mẹ già.
Chuyện ma Tây lại liên quan đến một người Pháp. Số là, vào tháng chạp năm 1894, dân Quảng Ngãi nổi lên phá đồn thương chánh Cổ Lũy, giết chết viên quan thu thuế Regnard. Xác ông Tây thực dân được chôn dưới chân núi Bút. Ít lâu sau, người dân quanh vùng kháo nhau về một con "ma Tây" những đêm thanh vắng thường bất ngờ hiện ra hù dọa phàm nhân. Có người học trò vào Bình Định dự kỳ thi Hương vô tình nghe đầu đuôi câu chuyện. Anh mang nậm rượu với mấy nén hương mang ra mộ Regnard làm một lễ tế đơn sơ, khuyên hồn ma ông Tây mau tìm đường về xứ sở, đừng dằng dai thêm ở xứ An Nam mà hà hiếp dân lành. Nhược bằng chẳng chịu nghe lời, có ngày bị sơn thần, thổ địa quở phạt. Từ đó, con "ma Tây" chẳng còn hiện ra dọa người lần nào nữa.
Tháp trên đỉnh núi
Kết quả các cuộc điều tra, nghiên cứu từ đầu thế kỷ 20 đến nay cho biết trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 10 phế tích đền tháp Chăm, song tất cả đều đã bị xóa khỏi mặt đất, vì nhiều lý do.
Trong công trình đồ sộ Thống kê khảo tả các di tích Chăm ở Trung kỳ (Inventaire Descriptif des Monuments Cams de L'Annam), khi khảo tả di tích Chánh Lộ ở Nghĩa Điền, Tư Nghĩa học giả người Pháp H.Parmentier có nhắc tới việc nhìn thấy trên đỉnh núi Bút có gạch Chăm.
Hơn một thế kỷ qua, kể từ ghi chú trên của học giả người Pháp, di tích Chăm trên đỉnh núi Bút chỉ còn lờ mờ trong ký ức của số ít bậc cao niên trong vùng. Một vài nhà nghiên cứu địa phương cũng đã tới đây khảo sát, song cho tới thời điểm trước cuộc khai quật, chưa có một tư liệu nào miêu tả di tích tháp Núi Bút được công bố chính thức, ngoài những ghi chép không thật sự quan chú trong những bài viết có liên quan.
Cuộc khai quật khẩn cấp tháp Núi Bút vào tháng 2.2017 mang lại kết quả thu hút sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu và công chúng. Tường trình của nhóm khai quật cho biết: Hầu như phần tường tháp Núi Bút đã bị mất hoàn toàn. Thi thoảng vài đoạn còn sót lại một hàng gạch gắn trên phần móng. Móng tháp (không còn nguyên vẹn), được xây bằng hai hàng đá ong xếp so le không có vữa liên kết, dày trung bình 40 - 50 cm. Tuy một số vị trí của móng tháp đã bị phá mất nhưng về cơ bản vẫn có thể phục hồi hoàn chỉnh bình đồ tháp Núi Bút với những số đo cụ thể:
Cửa tháp dài 1 m, tiếp đến là gian tiền sảnh dài 3,14 m, rộng 4,66 m. Tháp có 3 cửa giả rộng từ 3,9 - 4m, dày từ 1,61 - 1,87 m. Gian thờ hình vuông cạnh trên 6 m. Tổng cộng tháp Núi Bút có chiều dài (đông - tây) là 16,32 m, chiều rộng (bắc - nam) 12,9 m. Bình đồ vuông của tháp (trừ phần nhô ra của cửa giả và gian tiền sảnh) 9,76 x 9,62 m. Qua bình đồ móng tháp Núi Bút, dựa vào những nghiên cứu về kiến trúc Chăm, có thể nhận thấy tháp Núi Bút là dạng tháp thân vuông, có 3 tầng trên với chiều cao khoảng 25 m.
Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi đã làm phiếu hiện vật cho 109 hiện vật, bao gồm các loại chất liệu: đất nung, gốm sứ có men, đá. Ngoài ra còn gần 2.000 mảnh vỡ hiện vật gồm gạch vỡ và mảnh gốm, sành, sứ.
Những hiện vật điêu khắc trang trí đá và đất nung phát hiện được tại tháp Núi Bút là những hiện vật đẹp và hiếm gặp.
Về niên đại, bình đồ của tháp Núi Bút với phần cửa chính phía đông kéo dài thành một gian tiền sảnh, ba cửa giả ba phía còn lại không rộng và ngắn cho thấy chúng gần giống với tháp chính của tháp Bà Nha Trang (Khánh Hòa), tháp chính của tháp Bánh Ít (Bình Định) và tháp chính nhóm G ở Mỹ Sơn (Mỹ Sơn G1). Các ngôi tháp trên đều có niên đại nửa cuối thế kỷ 11 (Tháp Bà, Bánh Ít) và đầu thế kỷ 12 (Mỹ Sơn G1).
Các mảnh đá trang trí góc tháp Núi Bút vừa gần giống phong cách Chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 (thế kỷ 20) sang phong cách Bình Định (thế kỷ 12 - 14, vừa gần giống phong cách Bình Định. Vì thế, có thể đoán định niên đại của tháp Núi Bút ở cuối phong cách Chuyển tiếp, đầu phong cách Bình Định.
Tháp Núi Bút là một trong số rất ít di tích Chăm được các nhà khoa học VN phát hiện, khai quật và nghiên cứu. Điều đặc biệt quan trọng là đã phát hiện được tại chỗ (khu vực hố thiêng trong gian thờ) bộ linga - yoni bằng đá gần như nguyên vẹn thuộc loại lớn nhất của văn hóa Chăm hiện biết cho đến nay. Đây là bộ linga - yoni đầu tiên và duy nhất của cả hai phong cách Chuyển tiếp và Bình Định được phát hiện.